Friday 18 November 2011

LÊN ĐỈNH NON THIÊNG : Chùa Đồng - Yên Tử

Leo núi ai cũng mong lên đến đỉnh vì đó là nơi cao nhất, thiêng nhất và xa trần thế nhất. 
Từ thưở xa xưa, các nhà sư đã xây dựng trên đỉnh Yên Tử một ngôi chùa bằng đồng, nên gọi là chùa Đồng. Ngày nay việc lên đỉnh núi đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều nhờ hệ thống cáp treo, tuy nhiên bạn vẫn phải leo núi một đoạn khoảng non 1 km. 
hp_8771 

Dọc đường có một pho tượng có hình người gọi là tượng An Kỳ Sinh, theo tên môt đạo sĩ đã lên núi tu luyện, chế linh đan và khi mất đi hóa thân thành tượng đá.
hp_8668
hp_8666
Đường đi lên núi dốc và quanh co, chúng tôi men theo các lối đi nhỏ hẹp xen giữa các tảng đá đi dần lên cao.


 hp_8756
hp_8730
Và rồi xa xa, chùa Đồng đã thấp thoáng hiện ra.
hp_8719
Khánh chùa Đồng
hp_8718
Chuông chùa Đồng
hp_8738
hp_8757
hp_8759
Ngôi chùa hiện nay được khánh thành năm 2007 đúc bằng đồng nặng 70 tấn, nằm ở vị trí cao nhất (1068m), thiêng liêng nhất và là nơi hội tụ được linh khí của trời đất. Tam Tổ Trúc Lâm và các vị thiền sư thường chọn nơi đây để thiền định
Tu tây tu đông
Chưa về chùa đồng chưa đắc quả tu
hp_8742
hp_8729
Thế ngày nay con cháu ngài 'thiền định' , tu tập ra sao ?
hp_8762
Theo dòng người chen chúc , đu bám lên chiêm bái ngôi chùa thiêng, người ta đã :
- Thi nhau hành hạ chùa Đồng : ngôi chùa tội nghiệp nằm lọt thỏm giữa rừng người và đau đớn bị bào mòn không phải bời mưa nắng mà bởi hàng vạn bàn tay thi nhau dùng tiền chà xát vào vách chùa.


Quả chuông cũng chịu chung số phận, hiện tượng 'xát tiền' đã làm quả chuông bạc trắng và chữ nho mòn vẹt hẳn.

Tượng đá ngài đạo sĩ An Kỳ Sinh mà họ cũng không tha ! Chà cho láng luôn !


May thay ngày tôi lên núi không nhằm mùa lễ hội và các khách thập phương hôm ấy cũng không ai có những hành động như trên. Mà nếu có ai móc tiền ra chà thì đã chắc gì Andro tui không bắt chước. Cái đó gọi là " hội chứng bầy đàn ". Trong đàn thú hễ có một con cắm đầu chạy là cả đàn rùng rùng chạy theo. Hôm ấy nếu có một người rì rầm khấn, rồi lấy tiền ra xát lên chuông lên chùa thì ...
Thôi đến giờ xuống núi rồi. 

hp_8770
hp_8735
hp_8751
hp_8762
hp_8853
hp_8782
Chúng tôi lại trở về theo lối cũ : tượng An Kỳ Sinh, ga cáp treo, chùa  Hoa yên, Vườn tháp và cuối cùng là Suối và chùa Giải Oan. hp_8845
1
4
2
Chuyến đi thăm Yên Tử khiến tôi thực sự khâm phục Phật Hoàng Trần Nhân Tông với những suy nghĩ và viêc làm vừa rất đạo, vừa rất đời - làm vua, dẹp loạn, soạn kinh và sau cùng ẩn nơi cửa thiền do mình sáng lập - hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.

45 comments:

  1. Một chuyến đi thật nhiều thú vị, cám ơn Andro.

    ReplyDelete

  2. Bức này đẹp quá chừng!

    ReplyDelete
  3. Thật thú vị khi nghe ông nói đến "hội chứng bầy đàn". Tui cũng từng nghĩ đến cái hội chứng này. Bất kể trong bầy đàn có một cá thể làm đúng hay sai, nhưng hễ con đầu đàn làm bậy thì các con khác lại nhắm mắt nhắm mũi lao theo!

    Hội chứng bầy đàn thật đáng sợ, đáng suy ngẫm!

    ReplyDelete
  4. Người ta lễ Phật cầu xin được giàu có chứ không phải cầu xin được bình an.

    ReplyDelete
  5. Đọc xog nhớ nhà quá vì lú cnào về vn cũng được gia đình dắt đi chùa và rất nhớ những chuyến leo núi đi chùa lạy phật lúc còn ở vn nhớ quá . Đây cũng là cái duyện bạn mới đến được nơi này ganh tỵ qúa mình không có được cái duyên lành đến đó .cuối tuần vui vẻ nhen .

    ReplyDelete
  6. Em vẫn thích leo bằng chân lên núi hơn anh ạh , cái cảm giác đó mới thật là tuyệt vời dù mệt đứ đừ :)

    ReplyDelete
  7. Leo được lên Chùa quả là kỳ công. Nếu chị có dịp được đến đó, hổng biết có leo nổi không. Nghe em tả, thích quá.

    ReplyDelete
  8. Ảnh đẹp quá anh à, :D Lên chùa Đồng thấy buồn là nhiều người ý thức kém khắc nát cả chùa.

    ReplyDelete
  9. Mong có dịp được thăm viếng chùa Đồng...,cảm ơn hình ảnh và bài phóng sự mini của Andro.

    ReplyDelete
  10. Người ta chà tiền vì lòng tham vô tận ?
    Đường lên chùa khó khăn hiểm trở quá . chắc B không leo nổi .
    Cám ơn phóng sự này , rất hay .

    ReplyDelete
  11. vui lòng cho biết ở đây vậy ?! hì

    ReplyDelete
  12. Nhìn cảnh chùa hùng vĩ quá. Đường lên cũng hiểm trở mà lúc xuống chắc cũng khó khăn ha anh?

    ReplyDelete
  13. Dạ ở núi Yên Tử , tỉnh Quảng Ninh - Việt Nam.

    ReplyDelete
  14. Đi bộ thì chắc mệt lắm ! Nhưng mà đi cáp treo thì khỏe ru, chỉ phải đi bộ vài đoạn ngắn ngắn chừng 1 km.

    ReplyDelete
  15. Rất đúng, chỉ tại cái túi tham !
    B đừng lo, bây giờ co cáp treo rồi. Các cụ 80,90 tuổi vẫn đi được.

    ReplyDelete
  16. Cám ơn bạn đã ghé thăm và gủi lời còm !

    ReplyDelete
  17. Người bây giờ 'ghê gớm' quá, thần tiên chắc cũng chạy dài !!!

    ReplyDelete
  18. Không leo được thì đã có cáp treo ! Trên cao không khí mát mẻ , thanh tịnh (trừ ngày lễ ).

    ReplyDelete
  19. Thật chí lí !
    Nếu có thì giờ anh cũng sẽ thử leo núi, mệt nhưng thật thích thú !

    ReplyDelete
  20. tiem2006 nói đúng đó ! Cái gì cũng phải có duyên. Theo đúng dự tính thì mình sẽ đến Hải phòng bằng chuyến bay chiều, nhưng sau đó lại chuyển qua buổi sáng, thế là tổ chức đi Yên Tử luôn.

    ReplyDelete
  21. Kinh dị + cuồng tín + tham lam + ....

    ReplyDelete
  22. Zip hay quá ! Cái gì cũng biết.

    ReplyDelete
  23. Thật là khổ ! Cõi nhân sinh mà chị !

    ReplyDelete

  24. Trời! Nghe Andro nói mà tui mắc cỡ. Cái tui biết chỉ là một, còn cái tui không biết là vô số. Chẳng hạn tui đâu có biết chụp ảnh! :))

    ReplyDelete
  25. Bây giờ chùa không còn là nơi để tìm thấy bình yên nữa rồi. Mỗi lần vào những đền thờ hay chùa ở Nhật, em đều ước sao những ngôi đền, chùa ở VN mình cũng có được không khí yên bình và tĩnh lặng như vậy. Mà có lẽ, bản thân cuộc sống ở Nhật đã quá tĩnh lặng rồi?!

    ReplyDelete
  26. Ở Yên Tử khi đi ngang những mộ tháp bằng đá và nhìn những tấm bia đá dựng đây đó anh thấy rất giống bên Nhật. Người Nhật thật chu đáo, họ 'linh thiêng hóa' những gì bình thường nhất !

    ReplyDelete
  27. dạ. Bởi vậy cái gì họ cũng nâng lên tầm "nghệ thuật" với nhiều quy tắc, nhiều lúc cũng thấy...rắc rối. Mà nói chung thì em thích sự tĩnh lặng cần thiết trong các đền thờ và chùa ở Nhật. Gần sát nhà em có 1 đền thờ cũng lớn lớn, có khuôn viên rộng và em cũng hay lang thang trong đó :)

    ReplyDelete
  28. Không đi cap treo thì đi bộ khoảng mấy cây vậy a?

    ReplyDelete
  29. mấy lần đi qua đường lên Yên Tử mà chưa lần nào để cảm nhận cái "mênh mênh mang mang Phù Vân Yên Tử.."
    Nhìn tấm hình chụp ngôi chùa thấy mênh mênh thiệt

    ReplyDelete
  30. Bây giờ lang thang một mình hay hai mình vậy ?

    ReplyDelete
  31. Anh cũng không biết là mấy km nhưng mà sẽ mất khoảng 6 tiếng (theo 1 người bạn), em hỏi chị QA (Tử Đinh hương) thì rõ vì QA có leo lên rồi.

    ReplyDelete
  32. Leo lên núi cao và có mây mù mới thấy mênhmang. Hom anh đi không thấy mây mù nên cũng thấy ... bình thường (đời không phải lúc nào cũng như mình tưởng).

    ReplyDelete
  33. Chắc anh không đi đúng mùa. Mùa này ra chắc sương mờ giăng thành biển

    ReplyDelete
  34. bửa nay mới thấy bài này . Ở đâu vậy anh Andro , nếu tính từ ... gốc cây cổ 700 năm thì cách bao xa ?
    Leo lên được chổ này hay à nha, thấy cũng thoát trần .
    Cái tục lệ ... chà bóng ..ấy thiệt lạ lùng

    ReplyDelete
  35. Thì cũng ở Yên Tử. Cây sứ 700 năm là đoạn đầu. Đi cáp treo thêm một đoạn nữa mới lên đến đỉnh (cũng phải leo dốc một ít).

    ReplyDelete
  36. 1- Xa xưa tổ tiên loài người sống bầy đàn, ngày nay con cháu có hội chứng bầy đàn kể cũng phải. Ở một khía cạnh nào đó hội chứng này tạo nên tinh thần dân tộc. Nhưng bầy đàn kéo nhau phá tượng Phật và chùa đồng thì phải đưa kỷ cương bầy đàn ra mà trừng trị.
    2- Ngày nay Phật giáo Việt Nam cũng muốn đi tắt đón đầu. Đa số chúng sính không khoái tu thiền nữa mà theo phái Tịnh độ tông, cầu xin ngài A Di Đà cho tái sanh vào xứ của ngài là Tây phương cực lạc. Phật tử bỏ phương châm tự đốt đuốc mà đi như Phật Thích Ca dạy, trở lại cơ chế xin cho như đạo Thiên chúa... Hệt như thời bao cấp hồi nào ở xứ ta.
    3- Tấm gương Thái thượng Hoàng Trần Nhân Tông treo gần ngàn năm, các vua thời nay có ai soi vào không nhỉ ??

    ReplyDelete
  37. Anh nhận xét chí lí lắm ! Tuy nhiên cơ chế xin cho em không hiểu lắm , em nghĩ người theo đạo nào thì cũng phải tu tập.
    Cầu tài cầu lộc là chính.

    ReplyDelete
  38. Đạo Nho cầu Trời phù hộ
    Đạo Hồi xin Thánh A La cứu giúp
    Đạo Thiên chúa xin Chúa tha tội và đưa lên Thiên đàng
    Đạo Phật nguyên thủy (Tiểu Thừa) bảo: Tự đốt đuốc lên soi đường mà đi, mình tạo ra mình chứ không có ai khác.
    Ngài Thích Ca bỏ ra 6 năm tu tập theo nhiều trường phái, cuối cùng ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề mà thành chính quả. Sau này một số nhà sư thấy đi theo con đường thỉền lâu quá, khó quá, đám dân chúng không theo nỗi, mới phát triển ra nhiều kiểu tu (Nguồn gốc hình thành Phật giáo Đại Thừa) trong đó có môn phải Tịnh Độ Tông tức niệm tên ngài Ai Di Đà càng nhiều thi càng chắc chắn được ông ấy cho tái sanh về cõi tịnh độ do ông làm giáo chủ. Đấy là một thứ xin cho. Nó khác xa với lời dạy nguyên thủy của đức Phật Thích Ca.

    ReplyDelete
  39. Ít thì giờ , vô đọc sau ...cũng thú vị ra phết anh à .
    Hiểu biết thêm rất nhiều . Thanks.

    ReplyDelete
  40. À ra thế là xin cho. Cám ơn anh đã giải thích.

    ReplyDelete